Chương 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | Phụ lục
Chương 1
1. Giáo lý và thực hành về Ân xá trải qua nhiều thế kỉ trong Giáo hội Công giáo, đã có nền tảng vững chắc trong mạc khải Kinh thánh. Khởi sự từ thời các Tông đồ và phát triển trong Giáo hội với sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần . Qua các thế kỉ nối tiếp nhau, Giáo hội hằng theo đuổi sự viên mãn của chân lí cho tới khi Lời Chúa hoàn tất nơi Giáo hội .
Cần phải hiểu chính xác về giáo lí này và sử dụng cách hữu ích. Nhớ rằng: Giáo hội được Lời Chúa soi dẫn trong đức tin, các giám mục, những người thừa kế tông đồ, nhất là Giáo hoàng Rôma, thừa kế thánh Phêrô, đã giảng dạy trong giáo lí và thi hành trong mục vụ qua các thế kỉ cho tới thời nay là giáo lí chân Thật.
2. Điều mạc khải thần linh cho biết rằng, tội lỗi, vì xúc phạm đến sự thánh thiện và công chính của Thiên Chúa, nên đã sinh ra những hình phạt. Những hình phạt này được đền bù ở đời này bằng những đau buồn, bất hạnh, tai nạn, nhất là cái chết. Hoặc đền bù ở đời sau bằng lửa và những hình khổ, hoặc hình phạt thanh tẩy. Vì vậy, các tín hữu phải xác tín rằng, đường đưa tới sự dữ là đường lầm lạc, là đường đem đến nghịch cảnh, đắng cay, tai hại…
Những hình phạt này do Thiên Chúa thiết lập bởi sự phán xét công bằng và thương xót của Chúa để thanh tẩy các linh hồn, bảo vệ sự thánh thiện trong trật tự luân lí, và hồi phục đầy đủ vinh quang cao cả của Thiên Chúa .
Thực vậy, mọi tội lỗi đều là nguyên nhân gây xáo trộn trật tự chung do Thiên Chúa thiết lập theo sự khôn ngoan không thể tả và tình yêu vô biên của Chúa , đồng thời nói lên sự hủy hoại ghê gớm những giá trị đáng kính cho chính tội nhân, và cho cộng đồng nhân loại.
Các giáo dân trong những thế kỉ qua, luôn luôn nhìn nhận tội lỗi, không những phạm đến luật Chúa , mà còn phạm đến tình bạn giữa Thiên Chúa và nhân loại, dù không trực tiếp, nhưng cũng xúc phạm cách vô lượng đến Thiên Chúa, vô ơn từ bỏ Tình yêu Thiên Chúa tỏ ra với chúng ta qua Chúa Kitô , Đấng gọi các môn đệ là bạn hữu chứ không là tôi tớ nữa.
3. Vậy điều cần thiết là sự Đền bù tội lỗi, không những "tình bạn" với Thiên Chúa, tái lập lại trong tâm trí, những gì đã phạm đến sự Khôn ngoan và Nhân lành của Chúa, mà còn tái lập tương quan giữa cá nhân với xã hội, và trật tự tổng quát, đã bị suy nhược, hủy diệt bởi tội sinh ra. Sự đền bù phải do tình nguyện chấp nhận hình phạt do sự Công chính và Khôn ngoan rất mực của Thiên Chúa, đã chiếu giãi trong thế giới sự thánh thiện, huy hoàng của Thiên Chúa cao quang.
Sự hiện hữu và nặng nề của hình phạt cho ta hiểu về sự điên dại và xấu xa của tội lỗi, và những hậu quả tai hại của nó. Hình phạt tội lỗi hoặc dấu vết vẫn còn, sau khi tội lỗi đã được tha thứ, đã chứng tỏ rõ ràng trong giáo lí về Luyện ngục.
Quả thế, trong Luyện ngục , các linh hồn "chết trong tình yêu của Chúa và thực tình sám hối, trước khi đền bù cân xứng với tội phạm để được tha, phải "thanh tẩy sau khi chết" bằng những khổ hình trong Luyện ngục . Điều này đã rõ ràng qua những lời cầu trong Phụng vụ, qua việc các kitô hữu cử hành trong mầu nhiệm Các thánh thông công, dâng lên Thiên Chúa từ thời rất sơ khai: " Chúng con, chịu những hình phạt vì tội lỗi chúng con đã phạm, xin thương xót tha thứ chúng con vì Vinh Danh Chúa".
Vì mọi người sống trên trần gian, đã phạm ít là tội mọn hằng ngày, vì thế, tất cả đều cần đến Lòng Thương xót Chúa ban ơn tha thứ những hình phạt bởi tội phát sinh.
<< In trang này | Về mục lục Ân Xá >>
Chapter 1
1. The doctrine and practice of indulgences which have been in force for many centuries in the Catholic Church have a solid foundation in divine revelation(1) which comes from the Apostles and "develops in the Church with the help of the Holy Spirit," while "as the centuries succeed one another the Church constantly moves forward toward the fullness of divine truth until the words of God reach their complete fulfillment in her."(2)
For an exact understanding of this doctrine and of its beneficial use it is necessary, however, to remember truths which the entire Church illumined by the Word of God has always believed and which the bishops, the successors of the Apostles, and first and foremost among them the Roman Pontiffs, the successors of Peter, have taught by means of pastoral practice as well as doctrinal documents throughout the course of centuries to this day.
2. It is a divinely revealed truth that sins bring punishments inflicted by God's sanctity and justice. These must be expiated either on this earth through the sorrows, miseries and calamities of this life and above all through death,(3) or else in the life beyond through fire and torments or "purifying" punishments.(4) Therefore it has always been the conviction of the faithful that the paths of evil are fraught with many stumbling blocks and bring adversities, bitterness and harm to those who follow them.(5)
These punishments are imposed by the just and merciful judgment of God for the purification of souls, the defense of the sanctity of the moral order and the restoration of the glory of God to its full majesty. Every sin in fact causes a perturbation in the universal order established by God in His ineffable wisdom and infinite charity, and the destruction of immense values with respect to the sinner himself and to the human community. Christians throughout history have always regarded sin not only as a transgression of divine law but also—though not always in a direct and evident way—as contempt for or disregard of the friendship between God and man, (6) just as they have regarded it as a real and unfathomable offense against God and indeed an ungrateful rejection of the love of God shown us through Jesus Christ, who called his disciples friends and not servants. (7)
3. It is therefore necessary for the full remission and—as it is called—reparation of sins not only that friendship with God be reestablished by a sincere conversion of the mind and amends made for the offense against his wisdom and goodness, but also that all the personal as well as social values and those of the universal order itself, which have been diminished or destroyed by sin, be fully reintegrated whether through voluntary reparation which will involve punishment or through acceptance of the punishments established by the just and most holy wisdom of God, from which there will shine forth throughout the world the sanctity and the splendor of his glory. The very existence and the gravity of the punishment enable us to understand the foolishness and malice of sin and its harmful consequences.
That punishment or the vestiges of sin may remain to be expiated or cleansed and that they in fact frequently do even after the remission of guilt(8) is clearly demonstrated by the doctrine on purgatory. In purgatory, in fact, the souls of those "who died in the charity of God and truly repentant, but before satisfying with worthy fruits of penance for sins committed and for omissions (9) are cleansed after death with purgatorial punishments. This is also clearly evidenced in the liturgical prayers with which the Christian community admitted to Holy Communion has addressed God since most ancient times: "that we, who are justly subjected to afflictions because of our sins, may be mercifully set free from them for the glory of thy name.(10)
For all men who walk this earth daily commit at least venial sins;(11) thus all need the mercy of God to be set free from the penal consequences of sin.
-----------------------
NOTES
1. Cf. Council of Trent, Session 25, Decree on Indulgences (DS [Denzinger-Schonmetzer] 1835); cf. Matt. 28:18.
2. Vatican II, Dogmatic Constitution Dei Verbum on Revelation, n. 8 (A.A.S. 58, 1966, p. 821); cf. Vatican I, Dogmatic Constitution Dei Filius on the Catholic Faith, ch. 4 On Faith and Reason (DS 3020).
3. Cf. Gen. 3:16-19; also cf. Luke 19:41-44; Rom. 2:9 and 1 Cor. 11:30. Cf. Augustine, Exposition on Psalm 58 1:13—"Iniquitas omnis...Deo vindicante" (CCL 39, p. 739; PL 36, 701). Cf. Thomas, Summa Theol. 1-2, q. 86, a. 1: "Cum autem...depressio poena est."
4. Cf. Matt. 25:41-42; see also Mark 9:42-43; John 5:28-29; Rom. 2:9; Gal. 6:6-8. Cf. Council of Lyons II, Session 4, profession of faith of Michael Palaeologus (DS 856-858). Cf. Council of Florence, decree for the Greeks (DS 1304-1306). Cf. Augustine, Enchiridion, 66, 17: "Multa etiam...mundo damnemur" (ed. Scheel, Tubingen 1930, p. 42; PL 40, 263).
5. Cf. Hermae Pastor, Mand. 6, 1, 3 (Funk, Apostolic Fathers 1, p. 487).
6. Cf. Isaiah 1:2-3. Also cf. Deut. 8:11 and 32:15 and ff.; Ps. 105:21 and 118 and other places; Wis. 7:14; Isaiah 17:10 and 44:21; Jer. 33:8; Ez. 20:27. Cf. Vatican II, Dogmatic Constitution Dei Verbum on Divine Revelation, no. 2: "Hac itaque...eamque suscipiat" (A.A.S. 58, 1966, p. 818). Cf. also ibid., n. 21 (loc. cit., p. 827-828).
7. Cf. John 15:14-15. Cf. Vatican II, Pastoral Constitution Gaudium et Spes on the Church in the Modern World, n. 22 (A.A.S. 58, 1966, p. 1042) and the Decree Ad Gentes Divinitus on the Missionary Activity of the Church, n. 13 (A.A.S. 58, 1966, p. 962).
8. Cf. Num. 20:12; 27:13-14; 2 Kings 12:13-14. Cf. Innocent IV, Instruction for the Greeks (DS 838). Cf. Council of Trent, Session 6, canon 30 (DS 1580; cf. also DS 1689, 1693). Cf. Augustine, tract on John's Gospel 124, 5: "Cogitur homo...detinet culpa" (CCL 36, p. 683-684; PL 35, 1972-1973).
9. Council of Lyons II, Session 4 (DS 856).
10. Cf. Septuagesima Sunday, Oration; Monday after First Sunday in Lent, Oration over the People; Third Sunday in Lent, Postcommunion.
11. Cf. James 3:2; 1 John 1: 8, the Council of Carthage gave a commentary on this text for which see DS 228. Cf. Council of Trent, Session 6, Decree On Justification, ch. 11 (DS 1537). Cf. Vatican II, Dogmatic Constitution Lumen Gentium on the Nature of the Church, n. 40: "Cum vero debita nostra" (A.A.S. 57, 1965. p. 45).
ICM Home 2580 Tecumseh St. |
ICM Father Home 121 Ngô Thì Nhậm, phường 4, |
Thư viện Đồng Tiến
Tập hợp các bài viết từ nhiều nguồn khác nhau nhằm phổ biến kiến thức
Design@ 2024
Liên lạc với người quản trị
Email : thuviendongtien@gmail.com
Đã có 0 lượt ý kiến nhận xét
Đăng nhận xét